Kinh nghiệm kịp thời sơ cứu trẻ khi bị đuối nước

Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn sở hữu cho mình một thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cảnh quan ao hồ sông suối luôn là địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì hệ thống sông ngòi chằng chịt cho nên là dẫn đến nhiều vấn đề bất cập. Việt Nam lại là một nước có tỷ lệ trẻ em chết đuối nước hàng đầu thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là việc giáo dục cho các em về an toàn bơi lội và sự quản lí của các bậc phụ huynh chưa được tốt.
--> Thể Thao Minh Toàn là địa chỉ uy tín cho bạn lựa chọn những dụng cụ bơi lội như: kính bơi, áo phao bơi, đồ bơi,...
Qua bài viết này hi vọng mọi người sẽ có thêm chút kinh nghiệm để sơ cứu cho trẻ bị đuố nước khi gặp phải:


Khi trẻ bị đuối nước, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Sau đó, người sơ cứu phải lay gọi trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng hoặc khi quan sát lồng ngực, thấy không di động, tức là trẻ đã ngưng thở.

Lúc này, việc cần làm là nhanh chóng ấn tim và hà hơi thổi ngạt cho trẻ. Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2: Tức là sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1.

Khi thổi ngạt cho trẻ cần chú ý, người thổi phải áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ). Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi trẻ để hơi tahở đi vào phổi. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây.
Việc ép tim, thổi ngạt nên làm trong khoảng 5-10 phút.

Nếu không hiệu quả, nên gọi cấp cứu 115 và tiếp tục ép tim, thổi ngạt trong khi chờ nhân viên y tế đến cấp cứu nâng cao. Nếu tự di chuyển, nên dùng ô tô, taxi và đặt trẻ lên mặt phẳng cứng, lúc này cũng tiếp tục ép tim, thổi ngạt cho đến khi đến được cơ sở y tế gần nhất.

Trong trường hợp đưa trẻ lên bờ, thấy trẻ phản ứng đáp lại hoặc khóc có nghĩa là trẻ vẫn còn thở được. Lúc này, việc cần làm là nhanh chóng lau khô người trẻ, ủ ấm và đưa đến bệnh viện. Trên đường đi, bé nên được đặt ở tư thế nằm nghiêng để đàm nhớt chảy ra ngoài. Người nhà phải liên tục quan sát lồng ngực của trẻ, nếu thấy bất động cần thực hiện ngay thao tác ấn tim, hà hơi thổi ngạt.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »