Như chúng ta đã biết thì hiện nay có rất nhiều kiểu bơi được đưa vào các cuộc thi trên đường đua xanh. Bơi bướm chính là kiểu bơi được rất nhiều vận động viên yêu thích. Không thể phủ nhận được đây là một kiểu bơi cực kỳ hoàn mỹ, nó không quá khó để tập nhưng lại không dễ để thành thục. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về kiểu bơi tuyệt vời này nhé.
--> Kính bơi luôn là một trang bị không thể thiểu cho những lúc hoà mình vào làn nước xanh.
- Chính xác là bơi bướm có nguồn gốc từ bơi Ếch cổ điển, nó được phát triển từ thập kỷ 30. Luật quốc tế năm 1953 đã công nhận nó trở thành kiểu bơi thứ IV. Bơi bướm là kiểu bơi nhanh thứ 2 sau bơi sấp.
- Hiếm có kiểu bơi nào mà tất cả các bộ phận trên cơ thể đều ăn khớp với nhau và tất cả đều cần thiết (không có gì là phụ). Vì vậy, hơn hẳn so với các kỹ thuật khác, bơi Bướm dựa vào kỷ thuật hiệu quả. Thế cho nên người ta mới bảo rằng kỷ thuật bơi Bướm của 1 VĐV hoặc đúng hết hoặc sai hết.
- Xét về kiểu bơi tập luyện, bơi Bướm có sự chuyển đổi tích cực sang 3 kiểu còn lại. Bơi Bướm đẩy mạnh việc sử dung thành thạo tác dụng đòn bẩy và phát triển cơ bắp, chưa kể đến việc cải thiện cảm giác nước. Một khi đã nắm được nhịp điệu tự nhiên của động tác thì bơi Bướm sẽ trở thành một kiểu bơi dễ dàng, đẹp mắt và thú vị.
- Thật sự bơi Bướm không khó như mọi người tưởng, nếu như luôn luôn ghi nhớ trong đầu là sử dụng cơ thể của mình để bơi và không cho phép tay hoặc chân chi phối. Nhịp điệu và phối hợp trong bơi Bướm có tầm quan trọng sống còn và câu châm ngôn của VĐV bơi Bướm là "hông nhô cao khi bàn tay vào nước" sẽ tạo một cơ chế phối hợp đơn giản và dễ dàng để ai cũng có thể bơi Bướm đúng kỷ thuật.
1.Động tác tay:
- Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y.
+ Vào nước: ngay vai – lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng vào nước gần trục giữa).
+ Quạt ra ngoài: (tỳ nước) ấn ngực - duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước (tại vị trí tỳ nước, cùi chỏ được giữ cao và VĐV không nhìn thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) .
+ Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước.
+ Quạt lên: càng về sau càng nhanh.
+ Vung trên không: gần như thẳng – cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi gập khi vung qua đầu.
- Những lỗi thường mắc:
+ Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá).
+ Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối.
2. Động tác chân:
- Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như một chân vịt bản lớn và được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên cùa cơ thể. Bắt đầu từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ chân để đập xuống). Động tác đập chân Bướm càng về sau càng mạnh, dứt khoát như vút bằng roi da với nhịp cách đều (Vút – Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan trọng)
- Thời điểm thực hiện động tác chân:
+ Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
+ Chân II: khi tay quạt lên, giúp cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết hợp của "hông cao" và "chân duỗi thẳng" làm cho cơ thể "bay xa" trên bề mặt nước.
EmoticonEmoticon